0326.514.098
Học ngành luật có tương lai không
Hãy để chúng tôi 
thp sáng 
h tr 
tương lai của bạn

Mục lục bài viết

Giải đáp: Học ngành luật có tương lai không và có nên học luật không?

Học ngành luật có tương lai không? học luật mang lại rất nhiều lợi ích và rất nhiều cơ hội việc làm tại các cơ quan chính phủ hoặc các tập đoàn lớn, tương lai rất tươi sáng.

Học ngành Luật có tương lai không?

Trước tình hình lạm phát và suy thoái kinh tế như hiện nay, thất nghiệp là nỗi ám ảnh lớn đối với tất cả mọi người. Lợi thế của những người học Luật là số lượng công việc không giới hạn. Bởi người học ngành Luật không bị gò bó trong các công việc tại cơ quan nhà nước mà còn có thể làm việc tại doanh nghiệp ở nhiều chức vụ, phòng ban với nhiều vị trí khác nhau.

Học ngành luật có tương lai không?
Học ngành luật có tương lai không?

Bên cạnh đó, nhu cầu nhân sự ngành Luật trong thời gian tới vẫn có xu hướng tăng. Theo thông tin thu thập, nhu cầu nhân lực luật sư, thẩm phán, công chứng viên… tại Việt Nam tiếp tục tăng. Do đó, nhu cầu ngành luật lớn sẽ tạo cơ hội việc làm dồi dào với mức lương hấp dẫn cho những người học luật. 

Dưới đây là một số các vị trí công việc mà sinh viên thắc mắc “Học ngành Luật có tương lai không” có thể làm: 

Luật sư: Là nghề phổ biến trong ngành Luật. Luật sư thường đại diện cho bị cáo/bị can trong các vụ kiện và thực hiện các thủ tục pháp lý cho khách hàng hoặc tư vấn pháp lý cho các cá nhân, tổ chức.

Thẩm phán: Là người có quyền quyết định trong các phiên tòa. Thẩm phán phải áp dụng các quy định của pháp luật để đưa ra những quyết định công bằng và chính xác trong phiên tòa.

Luật sư tư vấn: Các luật sư tư vấn cung cấp lời khuyên pháp lý cho khách hàng là tổ chức hoặc cá nhân về tất cả các lĩnh vực như: sản xuất, kinh doanh, thực phẩm, dược phẩm, hợp đồng, bất động sản, quyền sở hữu trí tuệ và sáng chế.

Công tố viên: Công tố viên là người đại diện cho ủy ban tư pháp hoặc cơ quan tố tụng trong việc truy tố tội phạm và bảo vệ quyền lợi của người dân.

Kiểm sát viên: Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Thư ký tòa: Thư ký là một vị trí quan trọng trong hệ thống tư pháp. Công việc của thư ký tòa án thường bao gồm các nhiệm vụ hỗ trợ cho thẩm phán và những công việc quan trọng khác trong quá trình xử lý vụ án. Với vị trí này bạn chỉ cần có bằng của nhân đại học luật.

Chuyên viên pháp chế: Các chuyên viên pháp chế giúp doanh nghiệp đảm bảo những quy phạm văn bản nội bộ, điều lệ, hợp đồng, nội quy và bản quyền được tuân thủ và phù hợp với quy định của pháp luật.

Giảng viên ngành luật: Giảng viên luật phù hợp với những người yêu thích nghiên cứu pháp luật và muốn chia sẻ kiến thức về pháp luật. Do đó, sinh viên luật hoàn toàn có thể ở lại trường làm giảng viên hoặc tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo liên quan đến chuyên ngành Luật.

Ngoài ra còn có một số nghề khác trong lĩnh vực pháp luật như:

  • Cố vấn pháp lý: Người cố vấn cho ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức về các vấn đề chính sách, quy định pháp luật.
  • Cán bộ nghiên cứu pháp luật: Là người nghiên cứu các vấn đề liên quan đến luật pháp, giúp những người thi hành pháp luật áp dụng chính xác và linh hoạt các quy định pháp luật.
  • Điều tra viên: Làm việc trong cơ quan công an, áp dụng quy định của pháp luật để tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khám phá ra những tình tiết của các vụ án.
  • Thẩm tra viên: Làm việc tại tòa án nhân dân tối cao, nghiên cứu hồ sơ các vụ án đã được xét xử, và đề xuất với lãnh đạo xem xét lại các bản án của tòa án cấp dưới nếu có kiến nghị.
  • Quản tài viên: Là người hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mất khả năng thanh toán khi giải quyết phá sản.

Những điều nêu trên cũng đủ để bạn hiểu Học ngành Luật có tương lai không. Có thể nói với nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực liên quan đến luật lớn như hiện nay, những người học ngành Luật khá dễ xin việc. Do đó chúng ta có thể thấy rõ được những tiềm năng và triển vọng trong tương lai khi học ngành Luật. 

Xem thêm Học đại học từ xa ngành luật

Có nên học ngành Luật không?

Lý do chúng ta nên học đại học từ xa ngành luật là vì nó không chỉ đem lại những lợi ích cho cá nhân người học mà còn có ích với cả xã hội, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu: Có nên học ngành Luật không nhé!

Có nên Học ngành luật không? và lợi ích khi học ngành luật.
Có nên Học ngành luật không? và lợi ích khi học ngành luật.

Trang bị những kỹ năng cần thiết: Khi theo học ngành luật học viên sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết như: giao tiếp, nghiên cứu, trình bày, thuyết phục, kỹ năng viết…  để vận dụng hiệu quả vào công việc sau này của sinh viên.

Kỹ năng phân tích và tư duy logic: Học luật giúp bạn tăng cường kỹ năng phân tích tư duy logic, từ đó bạn có thể giải quyết các vấn đề phức tạp một cách hiệu quả hơn.

Kiến thức pháp lý: Học luật giúp bạn nắm và hiểu rõ về các quy định pháp luật, các luật lệ và các quy trình pháp lý. Việc hiểu biết pháp luật giúp bạn vận dụng luật một cách tối đa trong cuộc sống và công việc của mình.

Rèn luyện trí nhớ tốt: Học luật đòi hỏi bạn phải đọc và nghiên cứu nhiều tài liệu liên quan đến luật. Bạn sẽ phải ghi nhớ các điều luật nằm trong hệ thống quy phạm pháp luật. Đặc biệt hệ thống pháp luật Việt Nam thường xuyên bổ sung, sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế của xã hội. Do đó bạn cần phải có trí nhớ tốt để đọc thường xuyên và cập nhật thông tin mới.

Có cái nhìn khách quan, công bằng và trung thực: Môi trường học luật giúp học viên có cái nhìn đúng đắn và niềm tin vào luật pháp, lẽ phải và công bằng. Dựa vào luật pháp, người học sẽ có được cái nhìn toàn diện và khách quan nhất của vấn đề. Cùng với kiến thức và sự bản lĩnh, người học luật luôn hướng tới tìm kiếm sự công bằng và trung thực trong việc bảo vệ bản thân và những người xung quanh. 

Khả năng tác động tích cực đến xã hội: Khi theo học ngành luật điều bạn nắm được đó chính là kiến thức về pháp luật cùng với đó là những kinh nghiệm thực tế. Từ đó bạn sẽ nhận thức đúng đắn về những điều nên làm, không nên làm, những điều đúng hay vi phạm pháp luật và những chế tài hình phạt cho những hành vi sai trái.  Điều này giúp bạn bảo vệ được bản thân và những người xung quanh không phạm phải những sai lầm. Bạn cũng có cơ sở để đưa ra lời khuyên có ích cho những người xung quanh mình sống và làm việc theo quy định của pháp luật.

Nhận được sự tôn trọng của xã hội: Bạn là người chính trực, thích sự công bằng và luôn muốn đóng góp cho sự công bằng của xã hội bằng công lý thì bạn hoàn toàn phù hợp với ngành Luật. Ngoài triển vọng nghề nghiệp, lý do nên chọn học ngành Luật là những người làm trong ngành Luật luôn được đề cao và coi trọng.

Sinh viên học Luật có thể tham gia vào các tổ chức phi lợi nhuận, các cộng đồng bảo vệ quyền lợi cho con người, đồng thời xây dựng và phát triển các giải pháp công bằng cho các vấn đề của xã hội. Thậm chí, người học luật có thể trở thành nhà lãnh đạo, nhà chính trị có tầm ảnh hưởng trong xã hội. 

Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành luật có nhiều cơ hội làm việc trong các công ty luật, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cơ quan nhà nước.

Tóm lại chỉ cần những điều trên cũng khiến bạn hiểu được Có nên học ngành Luật không và giúp bạn lựa chọn ngành sao cho chính xác

Mức lương hấp dẫn: Đây là điều mà không chỉ sinh viên học ngành luật nói riêng mà tất cả mọi người khi đi làm đều mong muốn. Đối với sinh viên học Luật, ngay từ thời điểm ra trường đã có thể lựa chọn những công việc có vai trò quan trọng trong và mức lương hấp dẫn tại doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài, cơ quan nhà nước, chính phủ…..

Học ngành Luật ở đâu?

Ở Việt Nam, có rất nhiều trường Đại học cung cấp chương trình đào tạo ngành Luật. Dưới đây là một số các trường nổi bật:

Top 3 trường Học ngành luật tốt nhất.
Top 3 trường Học ngành luật tốt nhất.
  1. Đại học Mở Hà Nội
  2. Đại học Kinh tế quốc dân
  3. Đại học Thái Nguyên

Xem Thêm về 3 trường đào tạo học đại học từ xa ngành luật:
Học đại học từ xa trường đại học Thái Nguyên
Học đại học từ xa Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Học đại học từ xa trường Đại Học Mở Hà Nội

Ngành Luật là một trong những ngành được đánh giá cao trong xã hội bởi lượng kiến thức và độ khó trong quá trình học và nghiên cứu pháp luật. Do đó mà mức lương của ngành nghề này rất hấp dẫn, số lượng sinh viên học ngành Luật ngày càng nhiều. Vì vậy, nếu bạn có niềm đam mê và muốn gắn bó với ngành luật, hãy kiên trì và tin tưởng vào khả năng của mình để đón nhận những cơ hội việc làm tuyệt vời trong tương lai. Qua bài này bạn cũng tự trả lời cho mình câu hỏi “Học ngành luật có tương lai không” để bạn lựa chọn ngành nghề thật chính xác.