6 yêu cầu của ngành công nghệ thực phẩm bạn cần biết
Yêu cầu của ngành công nghệ thực phẩm, kỹ năng cần thiết, mẹo để trở thành nhân viên, cơ hội việc làm và một số câu hỏi phỏng vấn liên quan đến ngành.
Ngành công nghệ thực phẩm bao gồm nhiều lĩnh vực chính như bảo quản, thử nghiệm, đánh giá, nghiên cứu và chế biến thực phẩm, đồ uống, dược phẩm. Ngày nay, các sản phẩm ngành công nghệ thực phẩm được nhiều bạn trẻ ưa chuộng vì sự phù hợp và cơ hội phát triển nghề nghiệp cao. Hãy cùng Học đại học từ xa điểm qua những yêu cầu của ngành công nghệ thực phẩm nhé!
Những yêu cầu của ngành công nghệ thực phẩm
Ngành công nghệ thực phẩm chuyên về các lĩnh vực liên quan đến thực phẩm như bảo quản, chế biến, kiểm nghiệm và đánh giá chất lượng thực phẩm (QC). Ngoài ra, ngành còn đảm nhận vai trò nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản hoặc tạo ra các nguyên liệu mới trong các lĩnh vực như thực phẩm hay dược phẩm, hóa học… Dưới đây là một số yêu cầu của ngành công nghệ thực phẩm cụ thể.
Có độ nhạy bén, phân tích mọi vấn đề
Kỹ năng phân tích và tư duy logic là yêu cầu của ngành công nghệ thực phẩm giúp bạn dễ dàng tính toán, đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất. Từ đó có thể tối ưu hóa sản phẩm đầu ra đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường trong ngành công nghệ thực phẩm.
Làm việc cẩn thận và tỉ mỉ
Ngành công nghệ thực phẩm liên quan chặt chẽ đến vấn đề ăn uống và sức khỏe của người tiêu dùng nên sự cẩn thận, tỉ mỉ là yêu cầu của ngành công nghệ thực phẩm hàng đầu. Bạn sẽ thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng, cẩn thận trong giai đoạn sản xuất để tìm và loại bỏ các lỗi trong sản phẩm của mình nhằm cung cấp thực phẩm chất lượng cao nhất cho khách hàng.
Có chứng chỉ, chuyên môn sâu về ngành
Để trở thành nhân viên trong ngành công nghệ thực phẩm, trước hết bạn cần phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan như quản lý chất lượng. Đây là một yêu cầu của ngành công nghệ thực phẩm để bạn có thể áp dụng chuyên môn đánh giá tiêu chuẩn chất lượng, kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm.
Ngoài ra, một số kỹ năng đi kèm bao gồm tin học văn phòng, sử dụng thành thạo một số phần mềm quản lý, tin học, máy móc, công nghệ để bổ sung cho công việc.
Đam mê công nghệ và nghiên cứu
Yêu cầu của ngành công nghệ thực phẩm thứ 4 là phải có niềm đam mê công nghệ và yêu thích nghiên cứu, khám phá. Từ đó, bạn có thể dễ dàng tìm hiểu và hiểu rõ về dây chuyền sản xuất, đặc tính sản phẩm hay đặc tính của từng thành phần tạo nên món ăn của mình.
Có sự gắn kết khi làm việc trong nội bộ, trách nghiệm cao
Kỹ năng làm việc nhóm giúp các nhà công nghệ thực phẩm kết nối và làm việc tốt với đồng nghiệp, đối tác để tạo ra những sản phẩm an toàn nhất, hiệu quả nhất. Ngoài ra, tinh thần trách nhiệm cao giúp bạn đưa ra những cam kết và chiếm được lòng tin của khách hàng.
Xem thêm chi tết: học đại học từ xa ngành công nghệ thực phẩm
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một yêu cầu của ngành công nghệ thực phẩm khá quan trong. Nó giúp bạn khéo léo báo cáo, trình diễn và truyền đạt các ý tưởng liên quan đến công nghệ sản xuất hoặc thử nghiệm, đánh giá sản phẩm. Ngoài ra, những nhân viên giao tiếp tốt có thể dễ dàng xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với khách hàng và đồng nghiệp, giúp tăng năng suất.
Ngành công nghệ thực phẩm lương cao không?
Sau khi đã biết những yêu cầu của ngành công nghệ thực phẩm đối với sinh viên là gì, Học đại học từ xa sẽ giúp bạn tìm hiểu mức lương trung bình của ngành. Vì cơ hội việc làm trong ngành công nghệ thực phẩm rất đa dạng nên mức lương ở ngành này cũng tương đối cao hơn so với các ngành khác.
Đối với sinh viên mới tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thực phẩm phải làm việc ở các vị trí cơ bản, mức lương khởi điểm là 4-6 triệu đồng/tháng. Còn với những người có 3-5 năm kinh nghiệm, mức lương sẽ là 7-10 triệu đồng/tháng. Với những người có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, mức lương có thể đạt 50-70 triệu đồng/tháng tùy theo năng lực và tay nghề cá nhân.
Lời khuyên để trở thành nhân viên công nghệ thực phẩm
- Không ngừng nâng cao phẩm chất chuyên môn: bằng cách học tập, nghiên cứu các kiến thức về ngành công nghệ thực phẩm từ các bài giảng ở trường đại học hoặc các thông tin chọn lọc trên Internet.
- Giữ gìn thể chất: Bạn cần phải có thể lực tốt để thực hiện một công việc đòi hỏi nhiều sức lực và đôi khi tính chất công việc đòi hỏi bạn phải đứng hoặc nâng vật nặng suốt cả ngày.
- Khéo léo và linh hoạt trong nhiều tình huống khác nhau: Cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề và tính linh hoạt của bạn để bạn có thể phát hiện và loại bỏ lỗi trong sản phẩm của mình một cách kịp thời.
- Nâng cao trình độ ngoại ngữ: Không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ ngoại ngữ Đây là kỹ năng cần thiết giúp bạn dễ dàng nắm bắt thông tin sản phẩm nước ngoài hoặc giao tiếp với đối tác.
- Phát triển kỹ năng kỹ thuật: Để đáp ứng yêu cầu của ngành công nghệ thực phẩm, bạn cần phát triển kỹ năng kỹ thuật và hiểu biết rõ ràng về quy trình sản xuất sản phẩm để giúp kiểm tra, đánh giá chất lượng khách quan hơn.
Cơ hội nghề nghiệp ngành công nghệ thực phẩm
Do Việt Nam là quốc gia có sản lượng nông, thủy sản lớn và ngày càng tăng xuất khẩu sang thị trường thế giới nên vấn đề công nghệ thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng trong nhu cầu phát triển chung của ngành. Theo khảo sát nhu cầu việc làm, ngành công nghệ thực phẩm đứng thứ hai trong số các ngành cần lao động nhất tại Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2025.
Bạn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm tại các công ty sản xuất thực phẩm, thiết bị thực phẩm hoặc các công ty lớn trong ngành thực phẩm. Ví dụ như: URC, Tân Hiệp Phát, VNM, Kinh Đô, Vifon, Acecook, MaSan,…
Bất kỳ công việc nào cũng có những thách thức và ngành công nghệ thực phẩm cũng không ngoại lệ. Để không bị tụt hậu so với thời đại, bạn cần nâng cao chất lượng, kiến thức và năng lực ngành của mình. Nếu không thể nâng cao chất lượng công việc của mình, cũng như đáp ứng yêu cầu của ngành công nghệ thực phẩm, bạn sẽ dễ dàng bị đào thải và nhường chỗ cho người khác.
Dưới đây là một số vị trí việc làm khi học công nghệ thực phẩm:
- Chuyên gia phát triển sản phẩm: Các cá nhân ở vị trí Chuyên gia phát triển sản phẩm sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và chương trình mới.
- Kỹ sư chế biến nông sản: Nghiên cứu quy trình kỹ thuật chế biến nông sản theo mục tiêu đã đề ra, giám sát, hướng dẫn công nhân trong quá trình chế biến nông sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiên cứu các phương pháp chế biến hiệu quả để nâng cao năng suất.
- Kỹ sư chế biến hải sản: Đây là vị trí chế biến, bảo quản và xử lý hải sản một cách an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhất.
- Giám sát chất lượng sản xuất: Ở vị trí này, bạn sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát một bước sản xuất và xem sản phẩm có đáp ứng các yêu cầu của bước sản xuất đó hay không.
- Kỹ thuật viên QC: Là người chịu trách nhiệm theo dõi, đo lường các chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu, thành phẩm trong quá trình sản xuất để xác định xem chúng có đáp ứng yêu cầu chất lượng và xác nhận kết quả kiểm tra hay không.
- Thanh tra chất lượng: Là bộ phận chỉ huy và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Hy vọng với những thông tin trên bạn đã nắm được một số yêu cầu của ngành công nghệ thực phẩm. Đây là ngành đầy sức sống và tiềm năng, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và sức khỏe cộng đồng. Khi nhu cầu về thực phẩm chất lượng cao và bền vững tiếp tục tăng, ngành công nghệ thực phẩm cần tiếp tục đổi mới và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.