Những khó khăn khi học ngành luật
Hãy để chúng tôi 
thp sáng 
h tr 
tương lai của bạn

Mục lục bài viết

Giải đáp: Những khó khăn khi học ngành luật và học luật có dễ xin việc không?

Những khó khăn khi học ngành luật đó là khối lượng kiến thức đồ sộ và phức tạp tuy nhiên đây là ngành rất dễ tìm việc với mức lương cao.

Tìm hiểu về ngành Luật?

Ngành Luật là ngành đào tạo và cung cấp cho sinh viên những kiến thức về hệ thống quy phạm pháp luật tại Việt Nam và trên quốc tế. Bên cạnh đó, ngành Luật còn các kỹ năng nhận định, cách xử lý vấn đề theo pháp luật. Ngành Luật bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau như: luật hành chính, luật dân sự, luật kinh tế….. mỗi chuyên ngành sẽ tập trung đào tạo về một lĩnh vực pháp luật cụ thể.

Hiện nay ngành Luật đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức giải quyết các tranh chấp, xung đột trong xã hội góp phần xây dựng và phát triển đất nước theo kỷ cương của pháp luật.

Những khó khăn khi học ngành Luật

Bất kỳ ngành học nào cũng sẽ đều có 2 mặt thuận lợi và khó khăn, ngành Luật cũng không ngoại lệ. Chúng ta hãy cùng phân tích những khó khăn khi học ngành Luật:

Những khó khăn khi học ngành luật?
Những khó khăn khi học ngành luật?

Học luật là học suốt đời:

Chương trình đại học Ngành luật có thời gian học khoảng 4 năm và để có thể tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp như làm Luật sư, Công chứng viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán,… thì bạn còn cần học thêm các chương trình cao hơn ở Học viện tư pháp. Vì vậy quá trình học luật không chỉ gói gọn trong 4 năm học đại học, mà còn kéo dài hơn phụ thuộc vào mục tiêu của từng người học.

Mặt khác, ở nước ta có hàng nghìn bộ luật, luật và các văn bản hướng dẫn luật. Điều đáng quan tâm là tình trạng thường xuyên sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội. Vậy nên khi theo đuổi ngành Luật thì việc cập nhật, bổ sung kiến thức luật liên tục là việc làm không có điểm kết, có thể là suốt cuộc đời.

Phải có đam mê:

Một trong số những tiêu chí quan trọng để lựa chọn ngành học đó chính là đam mê và sở thích. Dù ở bất cứ ngành nghề nào, muốn đạt được thành công cần phải có những nỗ lực, đam mê và gắn bó. Nếu bạn học luật chỉ là theo định hướng của gia đình, hay chạy theo xu hướng của xã hội thì rất khó để bạn có thể vươn xa và gắn bó lâu dài với ngành nghề này. Các kiến thức pháp luật có thể là khô khan nên nếu không thực sự yêu thích và đam mê, bạn sẽ không có động lực tạo nên sự kiên trì để đối mặt khó khăn, chán nản, nếu có theo đến cùng cũng không mang lại hiệu quả công việc cao.

Luật là ngành áp lực cao:

Làm việc ở ngành nào cũng có những khó khăn, áp lực riêng. Đối với ngành luật áp lực cạnh tranh trong ngành và áp lực bị đào thải là cực kỳ cao. Đây cũng là một trong những khó khăn khi học ngành luật mà các thí sinh cần chú ý và cân nhắc trước khi lựa chọn. Do đó, người học luật không chỉ cần có kiến thức sâu rộng, vững chắc mà còn cần phải có cả các kỹ năng về chuyên môn tốt. Có như vậy bạn mới đủ năng lực cạnh tranh và đứng vững trong môi trường làm việc áp lực cao như vậy.

Ngành học nào thì cũng có ưu và nhược điểm. Tuy nhiên, chỉ cần bạn nỗ lực và rèn luyện học tập tốt thì sẽ vượt qua được tất cả mọi điều. 

Chi phí học:

Học phí ngành Luật thường cao hơn các ngành khác, đòi hỏi sinh viên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính. Ngoài học phí, sinh viên cần chuẩn bị thêm những khoản phí sau:

Chi phí sinh hoạt: tiền ăn, ở, đi lại, học nâng cao,…

Chi phí khác: giáo trình, tài liệu, đồ dùng học tập,…

Giải quyết những tình huống thực tế:

Sinh viên ngành Luật thường gặp khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề trên thực tế. Điều này là do sự khác biệt giữa thực tế và lý thuyết, cộng với việc ngành Luật có tính chất chuyên môn cao và cần có nhiều kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên thì sinh viên chủ yêu chỉ được học lý thuyết trên lớp.

Cách khắc phục những khó khăn khi học ngành Luật

Những khó khăn khi học ngành luật là đòi hỏi sự nỗ lực kiên trì và nhiệt huyết với việc học. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số lời khuyên giúp bạn vượt qua những khó khăn khi học ngành Luật như sau:

Cách khắc phục Những khó khăn khi học ngành luật
Cách khắc phục Những khó khăn khi học ngành luật
  • Học từ những trải nghiệm thực tế: Tích cực tham gia các hoạt động của trường, tìm kiếm các cơ hội thực tập để có cơ hội áp dụng kiến thức vào thực tế, lấy kinh nghiệm từ những hoạt động thực tế đó
  • Làm việc nhóm: Học nhóm sẽ giúp bạn học được phương pháp học từ những người khác và tăng cường tương tác tạo động lực học tập.
  • Khả năng tự học: Bạn cần dành nhiều thời gian để học bởi học luật rất khó, đừng ngần ngại hỏi và trao đổi với giảng viên về những thắc mắc của mình.
  • Kiên trì và không bỏ cuộc: Mọi thành công đều được gom lại bằng tất cả sự kiên trì. Nếu bạn không dễ dàng bỏ cuộc thì mọi khó khăn sẽ hóa bình thường và thành công sẽ sớm đến với bạn.

Học luật có dễ xin việc không?

Những năm gần đây nhu cầu nhân sự trong ngành Luật ngày càng tăng cao. Sinh viên Luật ra trường không chỉ làm việc tại các doanh nghiệp trong nước mà còn có cơ hội làm việc cho những doanh nghiệp nước ngoài.

Học luật có dễ xin việc không?
Học luật có dễ xin việc không?

Sự ảnh hưởng của ngành Luật có thể nói là trên hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế – xã hội. Bất kể doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng đều cần đến ít nhất là chuyên viên tư vấn pháp lý để đảm bảo an toàn hoạt động.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật có thể làm việc tại nhiều vị trí, lĩnh vực như hành pháp, tư pháp tại các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nếu bạn muốn mở một văn phòng tư vấn luật riêng cho mình thì điều này cũng hoàn toàn có thể.

Xem thêm Học đại học từ xa ngành luật

Cơ hội việc làm sau khi học ngành Luật

Đa phần mọi người chưa học Luật sẽ nghĩ tốt nghiệp ngành Luật xong chỉ có thể làm việc tại vị trí Luật sư. Thực tế, cử nhân tốt nghiệp ngành Luật có thể làm việc ở nhiều vị trí, lĩnh vực khác nhau như:

Cơ hội việc làm sau khi bạn học xong ngành luật
Cơ hội việc làm sau khi bạn học xong ngành luật

Luật sư: Luật sư là vị trí thể hiện đặc thù của ngành Luật nhất và đây cũng là công việc mà nhiều sinh viên ngành Luật theo đuổi sau khi ra trường. 

Công chứng viên: Là người làm việc tại các cơ quan, văn phòng có chức năng công chứng

Công tố viên, kiểm sát viên: Là những người làm việc tại các cơ quan công tố, được trao nhiệm vụ điều tra, truy tố, luận tội phạm nhân trong các vụ án. 

Thư ký tòa án: Là những người có nhiệm vụ ghi chép tại các phiên tòa, thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

Thẩm phán: Thẩm phán là người thực hiện các hoạt động xét xử, và ra quyết định giải quyết các vụ án tại Tòa

Giảng viên dạy ngành Luật: Nếu bạn đam mê với việc giảng dạy và muốn truyền đạt kiến thức Luật cho mọi người, bạn có thể học lên cao học và trở thành giảng viên của trường.

Có thể nhận thấy rằng với nhu cầu tuyển dụng lớn và nhiều cơ hội việc làm hiện nay, học đại học từ xa ngành Luật là ngành khá dễ xin việc. Bởi phạm vi ảnh hưởng của ngành Luật bao phủ trên hầu hết mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế – xã hội. Bất kể doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng đều cần có bộ phận pháp chế để đảm bảo an toàn, giảm rủi ro xuống mức thấp nhất, đảm bảo sự phát triển của công ty.

Tóm lại những khó khăn khi học ngành luật là không hề khó và Ngành học nào cũng sẽ có khó khăn riêng nhưng nếu bạn biết bình tĩnh và kiên trì vượt qua thì sẽ thành công nhất định sẽ mỉm cười với bạn. Chúc bạn đủ bản lĩnh để giữ vững niềm tin trên con đường ngành Luật!